Khi Bộ thích “chơi chữ”

Thứ bảy - 17/10/2020 20:20
Xe buýt sẽ được đổi tên thành "xe khách thành phố"- đề xuất này của Bộ GTVT trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang dậy sóng dư luận.
Bởi đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT “chơi chữ”.

Còn nhớ, dư luận đã từng một phen sửng sốt khi Bộ này đề nghị chuyển tên gọi từ “trạm thu phí”, sang “trạm thu giá”, rồi “trạm thu tiền”, rồi “mèo lại hoàn mèo” trở về "trạm thu phí".

Đấy là chưa kể những quy định tréo ngoe như bắt buộc xe máy bật đèn nhận diện vào ban ngày, xử phạt xe không chính chủ từng khiến truyền thông nhọc công, tốn sức tranh cãi.

Trước phản ứng của dư luận về việc đổi tên gọi xe buýt thành "xe khách thành phố", đại diện Bộ GTVT cho rằng: "Tên gọi xe buýt vẫn giữ nguyên, song xét về loại hình phương tiện kinh doanh thì xe buýt nội đô sẽ là loại xe ôtô khách thành phố theo quy chuẩn (QCVN 2015), chứ không phải thay đổi tên xe buýt sang xe khách thành phố".[1]

Tuy nhiên, mục 53, Điều 3 của Dự thảo lại ghi: “Xe ô tô khách thành phố là xe ô tô chở người từ 10 chỗ trở lên, kể cả người lái, có kết cấu và trang bị để vận chuyển hành khách trong thành phố và vùng lân cận; trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗ đứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên”. Ở đây không hề có sự phận biệt giữa loại hình phương tiện kinh doanh và tên gọi phương tiện. Giải thích như thế mọi người sẽ hiểu Xe ô tô khách thành phố địch thị là xe buýt.

Cũng tại Điều 3, một loạt các khái niệm khác được liệt kê giải thích như xe ô tô khách, xe ô tô, xe ô tô chở người, xe ô tô chở hàng, xe ô tô chuyên dùng nhưng không hề có “xe buýt”. “Xe buýt” chỉ được nhắc đến tại “Điều 111. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”.

Sự mập mờ khái niệm xe ô tô khách thành phố/xe buýt trong Dự thảo là nguyên nhân dẫn đến phản ứng của dư luận bởi “xe buýt” dù có nguồn gốc ngoại lai nhưng đã được Việt hóa, trở nên quen thuộc với người Việt từ hàng chục năm nay. Lấy “xe ô tô khách thành phố” thay “xe buýt” dù với mục đích chỉ loại hình phương tiện kinh doanh thì cũng khó mà chấp nhận bởi nó không phù hợp với thói quen sử dụng (tính quy ước xã hội của ngôn ngữ) còn về phương diện từ vựng-ngữ nghĩa nó rườm rà, thiếu chuẩn xác.

Xây dựng khái niệm (thuật ngữ), dù trong phạm vi văn bản hành chính, cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản: Khoa học, chính xác, hệ thống, tiết kiệm ngôn ngữ. Muốn thay đổi một từ - thuật ngữ thì phải có luận chứng thuyết phục chứ không thể tùy hứng để rồi khi vấp phải phản ứng của dư luận lại vội vàng “rút, bỏ”.

08-10-2020
Nguyễn Duy Xuân
Tài liệu tham khảo:

[1]. https://danviet.vn/bo-gtvt-len-tieng-ve-doi-ten-xe-buyt-sang-xe-khach-thanh-pho-20201008144657772.htm
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
45 năm chiến tranh biên giới
45 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
17/2/1979


 
Gạc Ma
CÁC ANH SỐNG MÃI TRONG LÒNG NHÂN DÂN
 
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay48,108
  • Tháng hiện tại689,300
  • Tổng lượt truy cập53,990,349
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây