Đổ xô đi chùa giữa đại dịch Covid-19: Hiểm họa khôn lường

Thứ sáu - 19/03/2021 20:20
Những siêu chùa doanh nghiệp hiện đại, sơn son thếp vàng choáng ngợp hoàn toàn đối lập với những mái chùa cổ kính, khiêm nhường liệu có phải là nơi Đức Phật ngự để chúng sinh chen chúc quỳ lạy, cầu xin phú quý, giàu sang?
Sau hai tháng, với sự nỗ lực bất kể ngày đêm của các lực lượng chức năng, đặc biệt là các bác sỹ, nhân viên y tế nơi tâm dịch Hải Dương, đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 vừa qua ở nước ta cơ bản đã được khống chế.
 
Từ khi dịch bệnh bùng phát, các hoạt động tâm linh, lễ hội bớt đi sự xô bồ. Văn hóa tín ngưỡng đang đứng trước cơ hội trở về với sự yên bình, tĩnh lặng, thiêng liêng vốn là bản chất đã được cha ông vun đắp từ ngàn đời nay.
Thế nhưng, “ngày vui vui ngắn chẳng tày gang”.

Hôm thứ Bảy và Chủ nhật vừa qua, hàng vạn người đổ về các chùa Tam Chúc, Bái đính, Hương tích khiến dư luận không khỏi lo ngại. Tại chùa Tam Chúc, chỉ riêng Chủ nhật 14-3 đã có khoảng 5 vạn người chen chúc nhau dưới mái chùa doanh nghiệp, trong đó có rất nhiều người không đeo khẩu trang hoặc chỉ đeo cho có lệ.[1]

Trước đây khi chưa xảy ra dịch bệnh, việc chen lấn nhau đi lễ chùa đã rất phản cảm vì chốn linh thiêng không có chỗ cho sự xô bồ, trần trụi. Bây giờ, giữa lúc đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới chao đảo, đất nước luôn đối mặt với nguy cơ dù dịch bệnh đã được khống chế nhưng việc tụ tập hàng vạn người tiếp xúc gần như thế thì quả thật rất đáng lo ngại.

Ai dám bảo rằng trong số hàng vạn người có mặt nơi Tam Chúc hôm 14-3 và ở các ngôi chùa khác lại không có người đang ủ mầm bệnh trong người? Sẽ ra sao nếu chẳng may trong số họ rồi đây có người phát bệnh? Thật không thể tưởng tượng nổi mức độ khủng khiếp nếu điều không may ấy xảy ra. Công sức của cả nước trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ trôi sông, trôi bể vì cái sự cuồng tín và kém ý thức phòng dịch của rất nhiều người.

Nhưng đáng trách hơn là ban quản lý khu du lịch Tam Chúc và nhà chùa. Mọi sự dường như mất kiểm soát ngay từ đầu.

Thượng tọa Thích Minh Quang - phó trụ trì chùa Tam Chúc thừa nhận: “Con số 5 vạn du khách tới chùa hôm 14-3 là con số đột biến, nằm ngoài dự kiến của nhà chùa và ban quản lý nên lúc đầu đã không xử lý kịp”.[2]

"Với lượng du khách khổng lồ ồ ạt đến bất ngờ cùng lúc như vậy thì thực ra có giời mới cứu được”, Thượng tọa Thích Minh Quang nói.

Đúng, “có giời mới cứu được”, nhưng “giời” ở rất xa. Chỉ có chúng ta – người hành hương, ban quản các lý khu du lịch và nhà chùa mới cứu được mình nếu như mỗi người nêu cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, thực hiện nghiêm túc 5 K, và bớt đi tham vọng lợi ích vật chất trần trụi.

Phật tại tâm như chính Đức Thích Ca Mâu Ni giác ngộ, thành chính quả dưới một gốc cây bồ đề.

Những siêu chùa doanh nghiệp hiện đại, sơn son thếp vàng choáng ngợp hoàn toàn đối lập với những mái chùa cổ kính, khiêm nhường liệu có phải là nơi Đức Phật ngự để chúng sinh chen chúc quỳ lạy, cầu xin phú quý, giàu sang?

15-3-2021
Nguyễn Duy Xuân
Nguồn tham khảo:

[1]. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/bien-nguoi-tai-chua-tam-chuc-trong-ngay-cuoi-tuan-719587.html#inner-article
[2]. https://tuoitre.vn/so-van-hoa-ha-nam-lam-viec-voi-chua-tam-chuc-vi-5-van-dan-chen-chuc-den-chua-20210315111339014.htm


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chiến thắng Buôn Ma Thuột
50 CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT
10/3/1975 - 10/3/2025
Lễ hội cà phê
LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT LẦN THỨ 9 - 2025
 
Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Gạc Ma
14/3/1988 - 14/3/2025
37 NĂM TRUNG QUỐC CƯỠNG CHIẾM ĐẢO GẠC MA CỦA VIỆT NAM
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập400
  • Hôm nay95,476
  • Tháng hiện tại875,103
  • Tổng lượt truy cập66,926,647
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây