Một bậc thức giả như Uông Ngọc Dậu về nghỉ hưu ở làng quê đêm đêm trải chiếu ra sân nhìn lên bầu trời và… đếm sao thì chắc chắn đó là một sự thanh thản và thanh sạch. Sau một đời quan chức cấp vụ với những họp hành, viết lách, giao ban, họp báo… tác giả chia tay với tất cả để về với làng quê Thanh Hóa.
Thằng bé không hiểu hết những lời bà và mẹ nói. Nó ngợp trong vui sướng thấy mẹ từ trong làn khói bước ra diệu kỳ như cô Tấm bước ra từ quả thị. Nó giang tay ôm chặt hai chân mẹ, chỉ sợ mẹ biến mất.
Tiếng máy trên tường vẫn chạy rì rì nhưng nó không còn êm ái như tiếng ru nũa mà nó làm cho đôi tai hằng cứ ong ong như đang bị ai bít lại. Em nhớ tới bà và thấy thương bà quá. Ở đây mát thế này mà em còn chưa ngủ được thì ngoài kia, không có em quạt cho, bà sao mà ngủ nổi.
Sau gần nửa thế kỷ, kể từ ngày bài hát “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh được chính thức cấp phép lưu hành. Ca khúc xuất phát từ Màu tím hoa sim – bài thơ mở ra bi kịch cuộc đời một nhà thơ tài hoa, mà cho đến bây giờ người ta vẫn nhắc đến đầy ray rứt: Hữu Loan.
- Năm 2008, tôi được gia đình cố thi sỹ Trần Dần tặng cuốn “Trần Dần – thơ”, dày gần 500 trang do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành. Lúc đó, báo Tiền Phong đã giới thiệu một chùm thơ của ông.
NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong bài thơ.
- Là tác giả của trên 200 truyện ngắn và gần 30 truyện dài, truyện vừa với nghệ thuật đặc sắc và độc đáo, Nguyễn Công Hoan là một trong những ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945.
- Cha tôi làm thơ khá sớm và viết khá nhiều. Từ hồi tiểu học, trong các giờ tiếng Pháp ông đã có thể dịch những câu thơ Victor Hugo, Lamartine sang tiếng Việt và thường được thầy đọc cho cả lớp nghe. Có thể ông đã trở thành một thi sỹ, nếu cuộc kháng chiến chống Pháp không bùng nổ.
Đã lâu lắm, tôi mới lại thấy mùi thơm của rơm rạ và cỏ hoa đồng nội, được sống lại với buổi chiều quê mát mẻ, được hưởng lại một đêm trăng, thơ mộng huyền dịu ở làng quê và nếm lại hương vị dẻo thơm của bát cơm gạo mới.
- Từng nói vui “mình là người trẻ nhất trong lớp các nhà văn tiền chiến”, song Nguyễn Đình Thi chỉ thực sự đến với thơ khi ba lô lội suối trèo đèo tham gia cuộc kháng Pháp. Và, không giống những bài hát tràn đầy hào khí cách mạng làm nức lòng đồng bào cả nước mà ông sáng tác trước đấy, khởi đầu, thơ Nguyễn Đình Thi nhỏ nhẻ, kín đáo như những tiếng… nói thầm…
- Tên tuổi Taras Shevchenko (1814 – 1861), đại thi hào Ukraina, bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam từ những năm 60 thế kỷ trước và hai thập niên sau đã trở nên quen thuộc với công chúng Việt Nam.
“Toàn bộ thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương… đều không phải của Hồ Xuân Hương” và theo anh, công trình rất nổi tiếng “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm” của Xuân Diệu “là không có cơ sở khoa học, dứt khoát sẽ tự sụp đổ, chỉ có sớm hơn hay muộn hơn mà thôi”.
Già làng Ây Nô ở Buôn Trí, thuộc vùng đất nổi tiếng Bản Đôn (Đắc Lắc) đến nay đã sống qua 90 mùa rẫy. Da của Già đã răn reo như da voi trăm tuổi, tóc đã bạc như đồi lau trắng giữa mùa khô. Thế nhưng cái đầu của Già thì vẫn còn nhớ mọi chuyện cách đây hơn nửa thế kỷ, y như vừa mới hôm qua, hôm kia vậy.
- Đó là truyện ngắn “Hai người ăn tết lạ”, được sáng tác trước 1945. Gần như nó chỉ được GS Hà Minh Đức tuyển một lần trong tập “Những cánh hoa tàn” do Nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1988. Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi, nó không có mặt trong bất cứ một tuyển tập nào của Nam Cao dù đây là nhà văn có tác phẩm được tái bản liên tục.
Trong một đợt quy tập mộ liệt sĩ tại đồi Chia Đôi, thôn 8 xã Quảng Tân , huyện ĐăcKR lập , tỉnh Đắc Nông, các cựu chiến binh tiểu đoàn 4, trực thuộc Bộ tư lệnh miền Đông Nam bộ cùng dân quân tự vệ đã tìm thấy tư trang của liệt sỹ gồm khăn vải thắt hai nút , cuộn dây dép râu, theo cùng liệt sỹ bao năm vẫn còn nguyên vẹn.
Phan Tứ (tên thật là Lê Khâm) sinh ra trong một gia đình danh giá. Ông ngoại ông là nhà chí sĩ Phan Chu Trinh. Cụ thân sinh là nhà giáo Lê Ấm, nguyên Đốc học Trường quốc học Huế. Năm 2000, nhà văn Phan Tứ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài thơ "Ở lại" là một trong số các bài thơ tình hay của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến! Ngôn từ và hình ảnh trong bài thơ thật bạo liệt và táo bạo, đậm chất phồn thực nhưng không hề mảy may khiêu dâm, tục tĩu.
Một đất nước từ Tổng Thống đến nhân dân
Từ những đứa trẻ đái vô xe tăng Nga đến các mỹ nhân tóc vàng cầm súng
Một đất nước lạm phát các thiên thần
Thì ma quỷ có tràn vào bao nhiêu cũng rụng
Bài thơ "Phiên chợ Dào San" của nhà thơ Trương Hữu Thiêm, đã hớp hồn tôi ngay từ những câu thơ đầu. Chất hoang dã đại ngàn đậm đặc trong 4 câu khổ đầu bài thơ đã tạo ấn tượng tức thì:
- Lần đầu tiên chúng tôi tìm, thăm nhà thơ Hoàng Cầm là buổi sáng. Khi Hà Nội, nắng sớm đã kéo những tàng sấu già mốc và xà cừ lên cao, hòa với màu xanh thẳm của bầu trời; cùng những đám mây trắng nấn nuối trôi, như muốn đem cả hai màu xanh về một phương trời khác.
Có thể nói, sự đồng cảm, sẻ chia là tình cảm cội nguồn cơ sở, là "hạt nhân" của tình yêu thương trân quý con người cuộc sống. Hạt nhân ấy có sức mạnh to lớn, có thể làm "tan chảy" cuộc sống một khi được "kích hoạt" và bùng nỗ, có sức lan tỏa hay thăng hoa những giá trị Chân - Thiện - Mỹ
Có tổ tiên từ thần thoại Hy Lạp và phương Đông, “Nàng Thơ” hiện đại sinh tại Pháp vào thế kỷ XIX, sang Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. “Nàng Thơ” là nguồn cảm hứng sáng tạo, hình ảnh nhân hóa về thơ ca, người tình nghệ thuật lý tưởng trong thế giới sáng tạo của nam thi sĩ.
Tưởng quên được tình xưa, quên được người xưa dễ lắm mà sao đọc thơ thấy đau thế Đặng Xuân Xuyến? Quên đi, bỏ đi mà nhà thơ lại nhớ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, cứ như đốt lòng vậy thì bỏ yêu sao được?
Khi bình thơ thì chê khó hơn khen. Hạ bút chê một câu thơ, một ý thơ hay chỉ một chữ trong bài thơ, nhà bình thơ phải có kiến thức rộng và nội lực sung mãn, đủ khả năng phản biện khi có ý kiến trái chiều.
- Tháng 12.1975 tôi rời quân đội theo chế độ xuất ngũ để trở lại trường cũ ĐHSP Vinh sau 3 năm rưỡi gác bút nghiên lên đường tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, giải phóng thành phố Sài Gòn. Chỉ một tháng sau đó là cái tết Bính Thìn 1976 ập đến.
Tại phần một, tôi đã nhắc đến một số tên tuổi: Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông (thơ), Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn (nhạc) với chung một ý là các vị này đương nhiên là những người có tài, nổi lên trên mặt bằng văn nghệ chung. Nhưng không thể như lâu nay gần như vẫn được mặc định là những tài năng kiệt xuất, lấn át tất cả. Thậm chí, theo tôi, họ cần được xếp sau, xếp dưới nhiều tài năng khác với những thành tựu và cống hiến lớn hơn họ nhiều.
Trong sự phát triển đa chiều của văn học nghệ thuật (VHNT) hôm nay, những ý kiến riêng sắc nhọn là một dấu hiệu đáng mừng. Thời báo VHNT xin đăng bài viết này của nhạc sĩ Nguyễn Đình San với mong muốn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các nhà lý luận và bạn đọc để không khí trao đổi thêm phong phú.
Cũng từ khoảng hai chục năm nay, tôi biết đôi câu thơ này là của Ngải Tuấn Mỹ, tri phủ Hán Dương - nay là Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tôi đã hai lần thưa với các nhà nghiên cứu và bạn đọc rằng, đây là điều cần phải khảo sát lại.
Từ lâu, tôi rất hâm mộ thơ Nguyễn Duy và muốn gặp tác giả nổi tiếng này để viết một cái gì đó về anh. Nhưng làm sao mà gặp được? Thế rồi, một cơ hội hiếm hoi đã đến với tôi.
Buôn Krail có hơn trăm nóc nhà dài hội tụ bên bờ một con sông chảy ngược. Con sông này bắt nguồn từ phía mặt trời mọc, vươn cánh tay dài gân guốc vào tận các khe sâu, núi cao của dãy Chư Yang Sin chắt lọc những hạt nước tinh khiết nhất góp lại, tạo thành dòng rồi đổ về hướng tây, đuổi theo ông mắt trời xem đi ngủ nơi nào.
- Nhà thơ Trúc Thông 82 tuổi, bị cơn tai biến nặng không rời khỏi giường, ông ăn trên giường, uống trên giường, ngủ li bì suốt ngày trên giường. Thời gian cuối đời là giai đoạn khó khăn nhất sau 13 năm ông bị tai biến, nhưng người vợ hiền vẫn lặng lẽ, bền bỉ chăm sóc những ngày còn lại của ông trên thế gian.
- Đã có nhiều bài viết về “Người hàng xóm” của Nguyễn Bính, nhìn dưới các góc độ khác nhau, như folklore, phân tâm học, biện chứng tâm hồn… Ở đây, chỉ nhìn bài thơ dưới góc độ, mà nói một cách dân dã là “suy bụng ta ra bụng người”, hay nói một cách văn vẻ là “Lấy trong ý tứ mà suy”. Đã là suy bụng ta ra… thì có thể trúng hay trật.
- Cùng với dòng chảy của nền văn học yêu nước chống ngoại xâm từ những năm tháng của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mảng văn học về đề tài biên giới, biển đảo cũng đã và đang được các nhà văn nhà thơ xem là một mạch nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác, tạo nên những tác phẩm văn thơ thấm đẫm lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Tôi đã rất đắn đo trước khi viết bài này, đơn giản vì sẽ phải lên tiếng phê bình một người bạn cùng nghề phê bình nghiên cứu mà tôi đã và đang có những liên hệ trao đổi khá mật thiết trong việc tìm tòi tư liệu sách báo nghiên cứu. Tôi muốn nói đến nhà phê bình nghiên cứu văn học Thụy Khuê, hiện cư trú tại Pháp.
Nhạc sĩ Phú Quang vừa trở về đất mẹ trong tình yêu thương và nỗi buồn chia xa của bạn bè đồng nghiệp cũng như khán giả. Bài viết của nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cũng là một lời tri ân của anh với vị nhạc sĩ của những giai điệu trữ tình tự sự mang đặc trưng riêng…
- Tôi gặp nhà thơ Hữu Thỉnh ở tòa soạn Báo Văn nghệ 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội, vào đúng buổi sáng đầu tiên ông về nhận chức Tổng Biên tập Báo Văn nghệ thay nhà văn Nguyên Ngọc. Ông ngồi bên cửa sổ gác hai, bâng quơ nhìn xuống đường Trần Quốc Toản vắng lặng, trong cơn mưa rả rích buồn tênh.
Mẫn thẩn thờ kéo ghế ngồi đối diện tôi, đôi mắt vô hồn hướng về chậu phong lan phía xa, nơi góc tường. Tôi ngạc nhiên trước thái độ lạ của người bạn, chưa biết phải làm gì.
Cấm kỵ, dân dã, sống động, khiêu khích, bi hài và cả thơ mộng. Đó là những tính từ và còn nhiều hơn nữa khi nói đến bút pháp đa dạng, tài hoa của Hồ Xuân Hương, đặc biệt trong thơ chữ Nôm của bà.
Đọc bài thơ “Say yêu” khi gặp 2 từ “gian díu” tôi nghĩ có lẽ Đặng Xuân Xuyến đã dùng từ sai hoặc anh viết sai chính tả nhưng ngẫm nghĩ kỹ và đọc lại bài thơ mới thấy anh đã có chủ ý dùng từ “gian díu” vì chỉ 2 chữ đó mới diễn tả đúng được tâm trạng yêu của bài thơ: Một tình yêu cuồng nhiệt và vụng trộm!
GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, phải bỏ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì đây là “sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ "lễ" với người trên là yêu cầu số 1”.
Tiến tới Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021 tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có tham luận được trích đăng một phần trên Báo Nhân Dân ngày 22.11.2021. Sau đây xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
– Lưu Trọng Ninh là đạo diễn gắn với những bộ phim gai góc, dữ dội nhưng cũng không kém phần da diết, thơ mộng như “Canh bạc”, “Hãy tha thứ cho em”, “Ngã ba Đồng Lộc”, “Dốc tình”, “Hoa cỏ may”…
Tôi đọc bài thơ Lửng Đèo Tình Khúc của nhà thơ Phạm Thành cách đây chừng tháng, hơn tháng. Cũng định viết vài dòng cảm nhận khi đọc Lửng Đèo Tình Khúc nhưng lúc đó lưng tôi đau quá nên tạm lưu bài thơ vào mục xem sau để khi nào lưng bớt đau sẽ viết vài dòng cảm nhận.