Trần Dần - Một cây bút cách tân sống động

Thứ sáu - 24/07/2020 00:44
Thơ và truyện của Trần Dần không ưa mạch ngầm mà luôn cuồn cuộn. Buồn vui cũng vậy. Đọc tiểu thyết và thơ anh như lứa tuổi chúng tôi hồi đó một thời luôn như bơi trong dòng chảy lướt sóng giữa trưa hè.

Nhà thơ, nhà văn Trần Dần (1926-1997)

Trần Dần theo cách mạng rất sớm lúc hai mươi tuổi. Năm 1946, công tác tại Sở Tuyên truyền Liên khu Bốn. Năm 1948, anh xung phong vào vệ quốc đoàn cùng với Vũ Khiêu trong Ban Chính trị trung đoàn. Từ đó anh đắm mình trong văn chương, trong lửa đạn chiến trường, hết Việt Bắc thời phòng ngự  (1947), Thời cầm cự (1950) đến Vùng Tây Bắc (1952-1954) thời kháng chiếnchống Pháp bước sang giai đoạn tổng phản công mà đỉnh cao là Chiến thắng vang dội địa cầu Điện Biên Phủ. Vốn con người sống năng động, luôn đó đây. Ưa lặn lội. Thích xông pha. Đó là cá tính bẩm sinh và đó cũng là bản chất văn chương của anh. Thơ và truyện của Trần Dần không ưa mạch ngầm mà luôn cuồn cuộn. Buồn vui cũng vậy. Đọc tiểu thyết và thơ anh như lứa tuổi chúng tôi hồi đó một thời luôn như bơi trong dòng chảy lướt sóng giữa trưa hè.

Anh đã đi xa hai mươi năm rồi nay đọc lại những gì của anh càng thấy sâu hơn về một cât bút có tài luôn tạo nguồn cảm hứng với khí thế hừng hực, hào hứng lạ thường; Là cây bút luôn đi tìm cái mới, ngại đi theo mãi đường mòn trong bút pháp. Cũng là bình rượu nhưng muốn rượu mìnhcó mùi, vị khác người (Tất nhiên rượu phải ngon). Xin được nhắc lại vài lời Trần Dần từng nói: “…Tôi muốn một thứ thơ không có vần, không có kỷ luật - người ta thích Thơ dễ đọc, có vần… Vì vậy tôi muốn một thứ Thơ nào đó rất tự do nhưng có nhịp chắc chắn, cái nhịp đó có sức mạnh và âm điệu để cho tự nó sinh tồn - chỗ có vần, chỗ không vần.Nó nhịp nhàng, nhưng đó là cái nhịp nhàng tạo nên bằng những cái gồ ghề, khúc khuỷu, chối tai, rức óc… nghĩa là những cái xóc lại thành cái êm…”

Vốn sáng tạo và nhạy cảm, anh viết rất khỏe, không ngừng nghỉ trong cảm hứng văn chương kể cả lúc gặp bão táp cuộc đời. Trần Dần đã có những ấn phẩm để đời xuất sắc: "Người người lớp lớp" là cuốn tiểu thuyết duy nhất viết về chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy địa cầu" (1955). Là dấu mốc đáng kể nhất của anh góp vào văn xuôi thời kỳ kháng chiến chín năm chống Pháp (1946-1954).

"Người người lớp lớp" - tác giả đã chọn cho mình một lối đi độc đáo, cũ mà rất mới. Cũng là văn xuôi, là tiểu thuyết nhưng không giống ai trong cách biểu hiện. Anh đã đưa tác phẩm chắt lọc được cái tinh túy với giọng điệu hơi ấm của sử thi I-li-át Ô-đi-xê mà Hê-ghen đã từng ca ngợi hết lời. Vận dụng khai thác tối đa đặc trưng của sử thi là phép điệp. Biện pháp tu từ để tạo nên sự sống động, hào hùng ... cái lõi của anh hùng ca. Điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp, điệp đoạn văn làm cho con người và sự việc, cảnh vật cứ cuồn cuộn như những làn sóng. Phương pháp so sánh tu từ. Hàng loạt từ láy, từ tượng hình, tượng thanh càng làm tăng hình ảnh và âm thanh sống động trong lửa đạn. Cuộc chiến đấu càng dữ dội, chất anh hùng ca càng tăng lên xưa nay chỉ có ở Điện Biên Phủ. Cái chất anh hùng ca trong tiểu thuyết hiện đại Người người lớp lớp tạo nên bước nhảy vọt trong bút pháp của tác giả trong văn xuôi hiện đại chưa ai làm được. Ngay từ tựa đề mà tác giả đã có dụng ý tạo nên không khí khẩn trương, dồn dập, náo động "Người người lớp lớp”.

Đi! Đây Việt Bắc! là một trường ca hồi ức vì anh viết sau ngày miền Bắc giải phóng. Một dấu ấn như để chào mừng sự ra đời của Hội Nhà văn Việt Nam (Tháng 4/1957). Tất nhiên, chất liệu được thai nghén từ những năm tháng kháng chiến gian khổ khắp núi rừng Việt Bắc - Tây Bắc cho đến vùng chảo lửa Điện Biên Phủ. Từng bước chân anh ghi dấu ấn khói bụi trường chinh. Sự hồi tưởng đã được anh thể hiện khá sắc sảo, tinh tế trong vận dụng ngôn từ tạo nên những hình tượng sâu đậm vừa hiện thực, chân thực, vừa mang chủ nghĩa tượng trưng có đôi lúc tưởng như siêu thực. Tính sáng tạo nghệ thuật không ngừng hẳn có sẵn từ trong anh. Mười bốn chương với 120 trang thơ bậc thang mang khẩu khí Mai-a-cốp-xki. Là thơ giục giã, thơ tấn công nhưng Mai-a dùng chữ Nga. Trần Dần ngôn ngữ Việt. Dòng nào, ngôn từ nào cũng đậm chất Trần Dần. Sáng tạo, hào hứng, kể cả khi nói về gian khổ, chết chóc. Mùa Hạ ở vùng cao vẫn sương mù. Mùa Đông lạnh buốt ít thấy ánh nắng.

" Tôi vẫn
             ngày ngày
                       rình nắng

Hơn thuở nào
             mong đợi
                       người yêu

Nằm co quắp
             trên sàn
                       lên cơn sốt

Tôi rung
             cả mái nhà
                       hàng cột lớn chao nghiêng

Cơn sốt vàng da
             hành hạ
                       chúng tôi hoài

Có anh
             nuốt
                       từng đống giun
                                như đống rắn...

Khung cửa hé
             hai vì sao sớm
                       như cặp tình nhân
                                đi dạo
                                          ven rừng ..."

Viết về trận địa Điện Biên Phủ:

"Hầm hố
                   lửa thui
                             bom đốt

Mắt người
                   cháy xém
                             tựa ngô rang ...

Quân ta
                   bồng hàng tấn pháo
                             lên non

Trái phá bổ
                   người ta
                             như bổ củi...

Ôi! Vác núi
                   khiêng sông
                             chân trời lặn lội

Mìn cưa
                   chân gãy
                             vẫn lê đi!"

 

"Đi! Đây Việt Bắc!". Thơ anh như kéo hơi thở ta dài ra. Thơ ngắt nhịp mà không ngắt hơi. Đọc câu trước lại muốn tiếp câu sau một mạch, không nỡ bỏ dòng nào. Đọc không thấy chán làm cho ta trích dẫn biết chọn câu nào?

Phải nói cho thỏa đáng, Đi!Đây Việt Bắc! là thiên anh hùng ca trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian lao mà anh dũng. Tính khái quát dành cho thơ là vậy...

    Xin nhắc lại vào tháng 9/1987,có lần Trần Dầnnói về nghệ thuật với mấy từ “hùng ca lụa”để nói về “Đi! Đây Việt Bắc”. Dùng Từ “ lụa” để định tính cho hùng ca như bức tranh lụa màu sắc cứ bền mãi không phai. Thơ anh còn muốn đi vào thử nghiệm nghệ thuật ý niệm, thơ thị giác…nhưng hình như anh vẫn chưa thoát khỏi khẩu khí Mai-a-cốp-xki.Dễ hiểu vì nó luôn tạo sự gồ ghề, lởm chởm mà sóng động bậc thang.Một biểu hiện của phong cách đa- đa hoặc vị lai nhằm thể hiện nội tâm trong diễn ngônthi ca vừa xen kẽ những âm chỏi, những giọngđiệu như khiêu khích,thách đố... Phải nói thơ anh đã đi theo bản năng của nghệ thuật Thơ là cảm xúc, là sáng tạo. Anh háo hức trong cách tân đã góp phần đóng góp cho văn chương nước nhà - dòng Đương đại.  

           Có một điều ta cần nói giùm Trần Dần. Cuộc đời thơ và cuộc đời anh đều là một. Làm thơ, viết văn để phụng sự Tổ quốc. Trên chặng đường đời bản chất anh như tinh thần của Mai-a-cốp-ski. Nhưng anh đã bị một lần vấp ngã. Bài thơ "Hãy đi mãi" (1957) anh đã viết.

"Hãy đi mãi
    dù có phen chót ngã

Hãy bó đôi chân lầm lỡ

Hãy tin chắc mà đi
    rồi ta
             xứng đáng
Một vòng hoa đỏ nhất

    phủ quan tài...

.... Tôi yêu chủ nghĩa này
cờ đỏ cãi cho tôi"

Tôi cho rằng âm hưởng trong “Hãy đi mãi” đã kết tinh thành dạng thức rất đúng lúc biểu lộ bản lĩnh của Trần Dần. Có thể coi đây là lời sám hối rất tự nhiên cần có. Đó cũng là lời hứa với văn chương, với cách mạng. Anh đã vĩnh biệt về cõi vĩnh hằng. Đọc lại văn chương anh cứ ngỡ anh còn đâu đây. Hai mươi năm mồ yên mả đẹp. "Cổng tỉnh" được nhận giải thưởng Hội Nhà văn VN. Năm 2007 anh được truy tặng "Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật". Năm 2008, "Thành tựu trọn đời" của Hội Nhà văn Hà nội. Năm 2009, tác phẩm "Trần Dần - Thơ" được trao giải thưởng "Văn học Thủ Đô".Thơ Trần Dần đồng nghĩa với Thơ cách tân. Một cốt cách văn chương đặc thù. Một dấu ấn trong thơ ca nước nhà sống mãi với chúng ta.

Lê Đình Hòa
Nguồn VHNA: http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/14251-tran-dan-mot-cay-but-cach-tan-song-dong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập312
  • Hôm nay36,739
  • Tháng hiện tại741,678
  • Tổng lượt truy cập54,856,382
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây