Di chúc của Bác Hồ được lưu giữ, bảo quản như thế nào?

Chủ nhật - 25/08/2019 13:41
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang được Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản gốc do Bác viết từ ngày 10/5/1965 đến ngày 19/5/1969.

Đây là một tài liệu có ý nghĩa vô cùng to lớn, là di sản văn hóa vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta; đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012.


Bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ văn phòng TƯ Đảng Đinh Hữu Long cho biết, ngày 4/3/1987, theo quyết định của Ban Bí thư, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển cho Vụ Lưu trữ của Văn phòng TƯ Đảng (nay là Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng) tiếp nhận, lưu giữ và bảo quản.

Hiện trạng bản Di chúc của Bác được viết trên giấy, gồm 8 tờ. Trong đó bản viết ngày 10/5/1965 có 3 tờ kích thước 21 x 27cm; bản viết tháng 5/1968 có 3 tờ kích thước 18,5 x 26cm và 1 tờ kích thước 18,5 x 24cm; bản viết ngày 10/5/1969 có 1 tờ kích thước 20 x 30,5cm.

Miêu tả cụ thể, ông Long cho hay, 3 tờ ngày 15/5/1965 được đánh máy chữ mực xanh (đánh máy một mặt) trên giấy thường, có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh phía cuối trang 3, bên cạnh chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chữ ký của người làm chứng là ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TƯ Đảng.

4 tờ tháng 5/1968 được viết bằng mực xanh, 2 tờ viết hai mặt, 2 tờ viết một mặt. Xen kẽ dòng viết mực xanh là những dòng viết bằng mực đỏ, có chỗ gạch xóa.

1 tờ ngày 10/5/1969 được viết bằng mực xanh ở mặt sau của tờ Tin tham khảo đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã) trang 15a, ra ngày 3/5/1969). Xen kẽ dòng viết mực xanh là những dòng viết bằng mực đỏ, có chỗ gạch xóa.

Theo ông Long, bản Di chúc hiện đang được Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt.

Tuy nhiên, các tờ giấy đều có chất lượng không tốt, trong tình trạng ố vàng, một số dòng chữ hơi nhòe. Để hạn chế tối đa việc phục vụ bản gốc Di chúc làm ảnh hưởng đến tình trạng vật lý của tài liệu, ngày 14/9/2015 Cục đã có công văn về việc đề nghị sao Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Được sự đồng ý của lãnh đạo Văn phòng TƯ Đảng, bản Di chúc đã được sao thành 3 bản in mầu. Ba bản in mầu này hiện đang được lưu giữ cùng với bản gốc của Di chúc.

Ông Long cho hay, từ năm 1989 đến nay, Cục luôn quan tâm, chú trọng đến công tác phát huy giá trị của bản Di chúc.

Các hình thức như: Phục vụ nghiên cứu của Văn phòng Tổng bí thư;  Phục vụ nghiên cứu tại phòng đọc của cán bộ nghiên cứu thuộc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, một số Tỉnh ủy; Công bố bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15 (1966-1969), do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản vào năm 2011…

“Chúng tôi đang bảo quản và giữ gìn bảo vật quốc gia, đây là một trong số những bảo vật có thể nói là khó bảo quản nhất, nên nhiệm vụ của chúng tôi khá nặng nề”, ông Long chia sẻ.

Hương Quỳnh
Nguồn VNN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay13,581
  • Tháng hiện tại13,581
  • Tổng lượt truy cập55,205,042
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây