Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Tí *chơk chút chuột (10B)

Thứ sáu - 24/01/2020 18:29
Phần này bàn thêm về khả năng tên gọi 12 con giáp, cụ thể là Tí hay Tử 子㜽, có thể đến từ tiếng Việt cổ hay phi-Hán. Điều này cho thấy một sự ngộ nhận qua bao ngàn năm và từ Tây sang Đông, là tên 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán). Có lẽ nên nhắc lại loạt bài viết về 12 con giáp đã đăng lên các trang mạng toàn cầu (và các hội thảo quốc tế):
- các bài số 1, 2, 3 giới thiệu tổng quát về nguồn gốc VN của tên 12 con giáp
- các bài số 4, 4A, 4B viết về chi Mão Mẹo mèo
- bài số 5 viết về chi Hợi gỏi *kui cúi (heo/lợn)
- bài số 6 viết về chi Thân *khôn khọn (khỉ)
- bài số 7 viết về chi Tỵ rắn
- bài số 8 viết về chi Thìn/Thần long-rồng
- bài số 9 viết về chi Dần *kính kễnh
- các bài số 10, 10A viết về Tí/Tý chút *chuốt chuột
- các bài 11, 11A viết về chi Sửu *tlu/klu tru trâu 2
- bài số 12 viết về chi Tuất *chuak *sio chó
- bài số 13 viết về chi Ngọ *ngự ngựa
- bài số 14 viết về chi Dậu *rơga gà
- các bài số 15, 15A viết về chi Mùi Vị *mjei dê
Bài này soạn cho năm Canh Tí (2020) và có số thứ tự là 10B, sau các bài viết cùng chủ đề Tí
*chơk chút chuột" đánh số 10 và 10A (đã đăng cách đây nhiều năm). Người đọc nên tham
khảo các bài viết này (10 và 10A) trước khi đọc phần 10B cho được liên tục. Dấu hoa thị *
dùng để chỉ âm cổ phục nguyên. Các tài liệu viết tắt là TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng
100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776),
LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận 1037/1067), CV
(Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT
(Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang
Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), HV (Hán Việt).
1. Các âm tí/hí/xí/nhí, ti/chi thường chỉ tính chất nhỏ nhắn - cũng như chuột là
con vật nhỏ nhất trong 12 con giáp. Để ý các cách dùng nhỏ xí, nhỏ tí, cu tí, bé tí, ông tí ~
con chuột, mặt chuột (phản nghĩa: mặt rồng), mắt hí (tí hí), tù ti tút tít (to nhỏ cùng nhau).
Học giả Lê Văn Siêu 2 cũng từng nhận xét "Âm í chỉ những gì nhỏ nhít - con chí (con chấy là
1 Nghiên cứu tiếng Việt độc lập - Melbourne (Úc) - địa chỉ nguyencungthong@yahoo.com
2 Trích trang 130 từ cuốn "Nguồn gốc văn học Việt Nam" NXB Thế Giới (Sài Gòn, 1956) tác giả Lê Văn Siêu.

2

biến thanh) là con bọ sống trên làn da đầu người ta. Con vật ấy bé tí cho đến có khi không
trông thấy nữa. Con chuột nhỏ nhất các giống chuột là con chuột chí. Con mắt của người khi
không mở to hẳn ra để nhìn mà chỉ hơi he hé (biến âm của hi hí) là mắt tí hí. Khi đặt ngón
tay xuống vật gì mà chỉ đặt nhẹ nhẹ thôi là đi ngón tay; cái đường chỉ nhỏ ở mép mi mắt gọi
là mí mắt" (hết trích). Trong vốn từ Hán thì ta có vi (nhỏ) 微, ti 卑 (thấp) nhưng để ý vĩ 偉 là
to lớn, phi 丕 là lớn lao như phi cơ 丕基 nghiệp lớn, so với phi cơ 飛機 là máy bay ...v.v...
2. Một điều khá dễ nhận ra là tiếng Việt dùng Tí (Tý) để chỉ chi thứ nhất, chứ không
dùng Tử. Chữ tử/tí 子 㜽 (thanh mẫu tinh 精 vận mẫu chi 之 thượng/khứ thanh,
khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
卽里切 tức lí thiết (TVGT, ĐV, QV, LT)
祖似切, 音梓 tổ tự thiết, âm tử (TV, VH, CV)
祖侶切 tổ lữ thiết (LTCN 六書正譌)
TNAV ghi vận bô 支思 chi tư (thượng thanh)
CV ghi cùng vần/thượng thanh 子 仔 耔 秄 芓 梓 杍 紫 訾 訿 呰 疵 啙 㧗 跐 姊 秭 滓 笫 胏
緇 (tử tỉ *tì thải tỉ *tri)
才四切 tài tứ thiết (TViB, KH) - khứ thanh 去聲
祖此切, 資上聲 tổ thử thiết, tư thượng thanh (TVi, CTT)
諸矢切,音止 chư thỉ thiết, âm chỉ (TVi)
濟口切,音走 tể khẩu thiết, âm tẩu (TVi)
絲五切,音祖 ti ngũ thiết, âm tổ (TVi)
才資切,音慈 tài tư thiết, âm từ (TVi)
子改切,音宰 tử cải thiết, âm tể (TVi)...v.v...
Giọng BK bây giờ là zǐ so với giọng Quảng Đông zi2 và các giọng Mân Nam 客家话: [陆丰
腔] zih3 [梅县腔] zii3 [宝安腔] zu3 [客英字典] zih3 [海陆丰腔] zih3 [沙头角腔] zu3 [东莞
腔] zu3 [客语拼音字汇] zi3 [台湾四县腔] zih3, tiếng Nhật là shi và tiếng Hàn ja.
Dựa vào các phương ngôn, phiên thiết và âm Hán Việt (cũng như Nhật và Hàn), một dạng âm
cổ phục nguyên (reconstructed sound) của Tí/Tử là *tsjəɡ, đọc gần như *chợc (~ chợk)
trong tiếng Việt hiện đại 3 .
Qua dạng âm cổ *tsjəɡ, trong vốn từ Hán cổ có những chữ từng ghi âm này để chỉ con chuột.
Thí dụ như chữ hiếm *chước 鼠勺 viết bằng bộ thử 鼠 hợp với chữ chước/thược 勺 bên phải.
Chữ hiếm này có các cách đọc là
之若切 chi nhược thiết (TVGT, NT, QV) - TVGT ghi là 胡地風鼠 Hồ địa phong thử, NT ghi
là 鼠類 thử loại

3 William G. Boltz trong bài viết "The Old Chinese terrestrial rames in Saek" đăng trong cuốn "Studies in the
Historical Phonology of Asian Languages" NXB John Benjamins - 1991. phục nguyên một dạng âm cổ của
Tí/Tử là *tsjəgx, cũng như Lí Phương Quế 李方桂. Tham khảo thêm các dạng âm cổ phục nguyên trên trang
này chẳng hạn https://www.zdic.net/zd/yy/sgy/%E5%AD%90 …v.v…

3

即略切 tức lược thiết (QV)
都歷切 đỗ lịch thiết (QV)
即約切 tức ước thiết (TV)
疾雀切 tật tước thiết (TV)
職略切 chức lược thiết (TV)
巴校切 ba giáo thiết (TV) khứ thanh ...v.v...
Các cách đọc phiên thiết trên cho ta có cơ sở phục nguyên âm cổ là *tsjəɡ. Một điểm đáng
chú ý là TVGT ghi xuất xứ của loài chuột này là ở đất Hồ 4 (không phải gốc Hán). QV ghi
chú thêm 鼠似兔而小 thử tựa thố nhi tiểu (giống như thỏ nhưng nhỏ hơn).
Một chữ hiếm nữa viết bằng bộ thử 鼠 hợp với chữ tước 雀 có âm đọc như tước theo NT: 音
雀, 鼠也 (âm tước, thử dã - đọc như *tsjək, nghĩa là con chuột).
即約切 tức ước thiết (TVi) TVi cũng chép lại từ NT: 音雀, 鼠也 âm *tsjək, thử dã.
Các chữ hiếm trên và cách đọc *tsjəɡ và *tsjək cho thấy âm chuột 5 cổ (*tsjəɡ) đã từng hiện
diện trong vốn từ Hán cổ qua các chữ 子, 鼠勺 và 鼠雀. Tuy nhiên, các tên này không phù
hợp với ngôn ngữ Hán (nhập từ tiếng nước ngoài) và từ từ bị loại ra khỏi tiếng dùng hàng
ngày (chính mạch) so với danh từ thử 鼠 (chỉ con chuột) mà âm cổ phục nguyên là *hljaʔ rất
khác với dạng *tsjəɡ. Không có vấn đề về phụ âm đầu mặt lưỡi/tắc/điếc /c/ (ch- của chuột so
với *ts-), tuy nhiên cần phải ghi thêm vài chi tiết về phụ âm cuối /g, k/ so với /t/ của chuột
trong các dạng âm cổ *tsjəɡ và *tsjək. So sánh âm ruột (phụ âm cuối là -t): dạng tiền Vietic
(proto-Vietic) của ruột là *rɔːc, dạng tiền Môn Khme (proto-Mon-Khmer) là *ruuc ~ *ruəc -
tiếng Mường là roch (giọng Nghệ An/Hà Tĩnh là rọt). Điều này cho thấy âm cuối tắc/đầu lưỡi
-t có khả năng từng là phụ âm tắc/cuối lưỡi -k. Một thí dụ khác là âm hạt (hột) với phụ âm
cuối -t: so với âm HV hạch 核 đọc là 下革切,音覈 hạ cách thiết, âm hạch (ĐV, QV, TV,
VH, TTTH) hay 戸骨切 hộ cốt thiết (NT, TTTH). Như vậy là ta có cơ sở giải thích liên hệ
giữa dạng chuột và *chơk (trung gian) và *tsjəɡ hay *tsjək.
Tóm lại, trong các tài liệu Hán cổ ta đã thấy các dạng kí âm chuột như Tí/Tử 子, *tsjək 鼠勺
và 鼠雀 - tuy người Hán (và TQ bây giờ) không thể liên hệ trực tiếp các âm này với tên gọi
loài vật như tiếng Việt và Mường. Tử có phạm trù nghĩa rất rộng trong Hán ngữ (so với tí
tiếng Việt): chỉ đứa bé đến người lớn (thầy: Khổng Tử, Lão Tử), mầm của thực và động vật,
ngươi/mi/mày ... Cùng với các dữ kiện khác như Mão Mẹo mèo, Hợi gỏi cúi (heo), Sửu *tlu
tru (trâu), Ngọ ngựa, Mùi *mwei vị dê ... Tí-chút-chuột cho ta cơ sở vững chắc để đặt vấn đề
về nguồn gốc phi-Hán (hay gốc từ tiếng Việt/Mường cổ) của tên gọi 12 con giáp. Kết luận
trên thật ra không mới mẻ gì: cách đây gần 90 năm, học giả George Cœdès (sđd, 1935) đã
4 Một nét nghĩa cổ là chỉ rợ Hồ ở phía bắc và tây Trung Hoa thời xưa. Có lẽ tài liệu trên chỉ là đoán như vậy,
với hàm ý chỉ một từ nước ngoài (tiếng ngoại quốc) nhập vào tiếng Hán.
5 Chữ hiếm đột 鼵 đọc là 陁沒切 đà một thiết (TV), một dạng âm cổ phục nguyên là *duːd và có khả năng biến
âm *d/truːt chỉ loài chuột nhỏ có lông vàng thường ở chung hang với loài chim (Nhĩ Nhã, Thích điểu ghi 鳥鼠
同穴 điểu thử đồng huyệt). Quách Phác (276-324) đời Tấn giải thích rõ hơn: đột có hang khoảng ba bốn thước
(xích), ở ngoài là chim còn ở bên trong thì loài chuột này ở. Có lẽ đây là loài chuột nhỏ pika (liên hệ đến loài
thỏ) ở Bắc Mỹ và Á Châu. Các học giả TQ rất chịu khó ghi nhận các phương ngữ, chi tiết địa phương dùng làm
tài liệu cho triều đình ở trung ương. Nhờ vào các dữ kiện này mà ta có thể tìm thấy những thông tin thú vị về các
ngôn ngữ cổ đại, dù rằng một số từ không còn dùng nữa (không phải ‘chính mạch’ của văn hóa Hán).

4

nhận ra tên 12 con giáp của Xiêm La và Khmer có gốc từ tiếng Mường cổ (nhánh Việt-
Mường): như dạng chuat, chuad (Xiêm) và chut/jut (Khmer) so với chuột (Việt, Mường).
Chính người TQ cũng bắt đầu đặt vấn đề về nguồn gốc phương Nam 6 (phi-Hán) của tên 12
con giáp. Xem thêm phụ trương về một số từ phương Nam như nước (*ɗaːk) từng được ghi
trong các tài liệu Hán cổ nhưng không còn hiện diện trong tiếng Trung (Hoa) hiện đại; không
khác gì khi so với cách gọi 7 Tí/Tử Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi vậy.
3. Tài liệu tham khảo chính và ghi chú thêm
1) Paul K. Benedict (1975) "Austro-Thai, Language and Culture. With a Glossary of Roots"
NXB HRAF Press (New Haven, Connecticut - Mỹ). Tác giả là một trong những học giả tiên
phong đề nghị nguồn gốc phi-Hán của một số thành phần văn hoá ngôn ngữ Trung Quốc: như
số đếm lớn hơn 100 (vạn, triệu ...), tên 12 con giáp, tên một số loài cây như chuối, dừa ...v.v...
2) George Cœdès "L'origine du cycle des douze animaux au Cambodge" đăng trong tạp chí
T'oung Pao, Second Series, Vol.31, Livr.3/5 (1935), trang 315–329.
3) Michel Ferlus (2004) “Le cycle des douze animaux” histoire d’un contact ancien entre
Vietnam et Cambodge” The Sixth International Symposium on Pan-Asiatic Linguistics
(HaNoi – Vietnam November 25-26, 2004).
(2012) "Linguistic evidence of the trans-peninsular trade route from
North Vietnam to the Gulf of Thailand (3rd-8th centuries)" đăng trong tạp chí Mon Khmer
Studies -vol. 41.
(2013) “The sexagesimals cycle, from China to Southeast Asia”
(translated by Alexis Michaud) – The 23rd Annual Conference of the Southeast Asian
Linguistics Society – May 29-31, 2013 – Chulalongkorn University, Bangkok (Thailand).
4) Quách Mạt Nhược 郭沫若 (1930) "甲骨文字研究" (Giáp cốt văn tự nghiên cứu) đề nghị
xuất xứ của 12 con giáp từ Ấn Độ. GS Quách Mạt Nhược (1892-1978) là một học giả đa
dạng và rất nổi tiếng trong lịch sử cận đại TQ, xem trang mạng này chẳng hạn
https://baike.baidu.com/tashuo/browse/content?id=d00ea92e54dbc813cf980184&lemmaId=
&fromLemmaModule=pcBottom . Tuy nhiên, nếu du nhập từ Ấn Độ, như theo đề nghị của
học giả Quách Mạt Nhược, thường phải qua vài nước ở giữa trước khi lan tràn đến TQ, cũng
như quá trình truyền bá Phật giáo, có khả năng phải qua trung gian là Giao Chỉ (trung tâm
Phật giáo Luy Lâu).
5) Jerry Norman (1988) "Chinese" Cambridge Language Surveys - Cambridge University
Press (Cambridge, Anh quốc).
(1985) "A Note on the Origin of the Chinese Duodenary Cycle" đăng trong
cuốn "Linguistics of the Sino-Tibetan Area: the State of the Art: 85-89. Pacific Linguistics,
Series C 87" Chủ biên: Graham Thurgood, James A. Matisoff & David Bradley
6) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh
Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

6 Cách đây 7 năm, người viết (Nguyễn Cung Thông) đã gởi tài liệu hỗ trợ cho một luận án tốt nghiệp ở đại học
ngoại ngữ (Bắc Kinh) với trọng điểm là "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp".
7 TQ thường kèm thêm tên động vật cho rõ nghĩa 12 chi như Mão thố (VN không cần vì chuỗi tương quan tự
nhiên Mão Mẹo mèo), Ngọ mã (VN Ngọ ngựa), Tí/Tử thử (VN Tí chút chuột) ...v.v...

5

(1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường
gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính -
NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).
7) Nguyễn Cung Thông (2011) "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Tý/Tử *chút
chuột (phần 10A)" có thể đọc toàn bài trên trang
https://ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=629:ngun-gc-vit-
nam-ca-ten-12-con-giap-tyt-chut-chut-tip-theo&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39 . Bạn
đọc có thể tham khảo loạt bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp" trên các trang
mạng như (2008) http://www.dunglac.info/index.php?m=module2&id=81 hay
https://khoahocnet.com/category/nguy%E1%BB%85n-cung-thong/page/2/ ,
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2198 …v.v…
Các buổi nói chuyện (cùng đề tài) trên đài phát thanh SBS Radio (Úc) - tham khảo các trang
https://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/audiotrack/horse-lunar-zodiac-part-
2?language=vi , https://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/audiotrack/talks-about-
year-goat?language=vi , hay buổi nói chuyện về năm Dậu (2/2017) trên đài phát thanh RFA
trang này chẳng hạn
http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/OverseasVietnamese/year-of-the-rooster-
2017-tt-01262017124217.html ...v.v ... Báo Tiền Phong (8/2/2009) trang này chẳng hạn
https://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/nguoi-tim-nguon-ten-12-con-giap-
151678.tpo ...v.v ...

Phụ Trương

Nước (chất lỏng), tiếng Mường là đác - có dạng proto-Vietic là *ɗaːk (cũng là dạng Proto-
Austroasiatic), nác (Nghệ An/Hà Tĩnh). Các tài liệu cổ TQ ghi lại âm đắc/đức 淂 chỉ nước
(nác) là chữ hiếm với tần số dùng là 161 trên 171894734; Ngọc Thiên ghi cách đọc 淂 là 淂
勒切 đô lặc thiết (đắc) - 水也 thuỷ dã, so với 都則切 đô tắc thiết (QV), 的則切,音德 đích
tắc thiết, âm đức (TV, LT), 多則切,音德 đa tắc thiết, âm đức (TVi, CTT), 丁力切,音滴
đinh lực thiết, âm tích/trích (QV). Đắc HV còn trở thành được trong tiếng Việt, tương ứng
với quá trình (đák) nác trở thành nước. Trần Cương Trung (thế kỷ XIII) còn ghi âm nước là
lược 掠 (Sứ Giao Châu tập). Nghĩa nguyên thuỷ nước (chất lỏng) của đắc/đức trong các tài
liệu TQ sau này đã tiếp biến để trở thành ‘thuỷ mạo’ (óng ánh hay long lanh như mặt
nước/QV/LT/TVi) hay ‘thuỷ danh’ (tên sông/TV) để người Hán có thể hiểu được! CTT còn

6

ghi là không nên dùng tục tự này cho chữ đắc 得 (dị thể). Dạng nác (nước) còn được duy trì
trong các tiếng địa phương VN như Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá (cd. khôn
ăn nác, dại ăn xác) ... So với dạng dak3 (Mường Bi, Nguồn), dak2 (Chứt), tik/tưk (Khme),
dak (Môn, Rơngao, Sakai, Biat), đek/đak (Mnông), đaq (Tà Ôi, Chơro, Kơho) ...v.v... Một số
địa danh, sông ngòi cũng dùng *đak (nước) cho thấy rõ ràng âm này đến từ phương Nam (so
sánh với giang - *krong/krung - sông)

Chữ đắc 淂 (thanh mẫu đoan 端 vận mẫu đức 德 nhập thanh, khai khẩu nhất đẳng) - chữ
hiếm với tần số dùng là 161 trên 171894734 có các cách đọc theo phiên thiết

都勒切 đô lặc thiết (NT, TTTH) - NT/TTTH đều ghi là thủy dã 水也
都則切 đô tắc thiết (QV) - QV ghi là thủy mạo 水貌
的則切,音德 đích tắc thiết, âm đức (TV, LT) - TV/LT ghi thủy mạo, chú thêm là 一曰水名
nhất viết thủy danh (để ý nghĩa mở rộng từ nước/chất lỏng đến hình dạng ướt/nước và tên
sông nước ...)
丁力切 đinh lực thiết (QV)
丁力反 đinh lực phản (LKTG)
音得 âm đắc (LKTG)
多則切,音德 đa tắc thiết, âm đức (TVi, CTT) - các tài liệu sau thời TV/LT như TVi/CTT
ghi thủy mạo
...v.v...

Giọng BK bây giờ là dé dī so với giọng Quảng Đông dak1 và các giọng Mân Nam 客家话:[
海陆丰腔] det7 (tet7) [梅县腔]det7 [陆丰腔] det7 [客英字典] det7 [台湾四县腔] det7.

Nguyễn Cung Thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,076,757
  • Tổng lượt truy cập55,194,826
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây