Mùng 5 Tết tưởng nhớ tiền nhân

Thứ hai - 15/02/2021 18:20
Bác Hồ đã từng nhắc nhở “dân ta phải biết sử ta”. Biết để mà tự hào, biết để mà hun đúc lòng yêu nước, để giữ cho mạch ngầm truyền thống trong dòng chảy bốn ngàn năm không dứt, để dân tộc Việt Nam cất cánh bay lên, bay lên và trường tồn cùng những mùa xuân đất nước.
Trận Đống Đa
Trận Đống Đa
Mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, chúng ta lại tưởng nhớ đến tiền nhân. Là ông cha ta. Là Quang Trung Nguyễn Huệ. Là những người áo vải đã làm nên lịch sử, đã bảo tồn dân tộc, giống nòi trước họa xâm lăng của ngoại bang 232 năm trước mà không hề tiếc máu xương của mình.

Thuở nhỏ, mới cắp sách tới trường, trong tim đã vang vọng những câu thơ:

Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò
Mùng Năm Tết trận thắng to
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Mùng Năm giỗ trận tưng bừng
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông
Nước còn đang chống ngoại xâm
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta!

                          (Gò Đống Đa, Hằng Phương)
                          
Và tôi biết Quang Trung Nguyễn Huệ, biết trận đại phá quân Thanh, biết để rồi nhớ, để khắc cốt ghi tâm có lẽ từ những câu thơ giản dị đó. Lớn lên một chút, được đọc trong sử sách càng hiểu thêm về người anh hùng áo vải cờ đào qua những câu thơ nôm thật dân dã do chính Ngài viết:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.


Bài thơ “Gò Đống Đa” nói trên của nữ sĩ Hằng Phương được đưa vào chương trình Tập đọc ở bậc tiểu học mấy chục năm trước, đã đi vào tâm thức của bao thế hệ, góp phần hun đúc tình yêu đất nước quê hương, làm nên sức mạnh Việt Nam trong suốt cuộc trường chinh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Những câu thơ như thế đi vào lòng người, nhất là con trẻ, hơn bất cứ một bài học lịch sử hay một bài học khô khan nào về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.  

Thế hệ tôi may mắn được học những vần thơ giản dị mà hào sảng ấy. Thế cho nên, mỗi lần Tết đến Xuân về, lòng lại ngân nga “Mùng Năm Tết trận thắng to/Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân”. Tưởng như còn đó, đoàn quân áo vải cờ đào, tiến vào thành Thăng Long trong tư thế oai hùng của người chiến thắng. Và lẫm liệt biết bao, hình ảnh Vua Quang Trung áo bào sạm màu khói súng, như Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, cùng đại quân tiến vào thành Thăng Long, kết thúc cuộc kháng chiến thánh thần chống quân xâm lược nhà Thanh.

Điều đáng tiếc là những vần thơ hào sảng như thế ngày càng vắng bóng trong nhà trường. Trong chương trình tiểu học hiện nay, học sinh không còn được học những bài học “lịch sử” bằng thơ như bài “Gò Đống Đa” của nữ sĩ Hằng Phương. Thay vào đó là những câu văn khô khan, vô cảm phần lớn do người soạn sách tự “sáng tác”.
 
Bác Hồ đã từng nhắc nhở “dân ta phải biết sử ta”. Biết để mà tự hào, biết để mà hun đúc lòng yêu nước, để giữ cho mạch ngầm truyền thống trong dòng chảy bốn ngàn năm không dứt, để dân tộc Việt Nam cất cánh bay lên, bay lên và trường tồn cùng những mùa xuân đất nước.

Mùng 2 Tết Tân Sửu
Nguyễn Duy Xuân

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
Luong truy cap
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay22,163
  • Tháng hiện tại702,744
  • Tổng lượt truy cập54,817,448
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây