Khi trong tim không có chỗ cho Tổ quốc và Nhân Dân

Thứ bảy - 27/04/2024 18:01
Họ có tất cả. Bằng cấp, học vị, địa vị, danh vọng. Nhưng có một thứ vô giá mà họ không có. Đó là Tổ quốc và Nhân Dân.
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) xếp hình Tổ Quốc. Ảnh báo Tuổi trẻ Online.
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) xếp hình Tổ Quốc. Ảnh báo Tuổi trẻ Online.

Nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ NHỮNG ĐÊM HÀNH QUÂN có đoạn: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao”. Nhà thơ tự vấn: “Đã mấy khi tôi thức với non sông/ Trọn những đêm ròng, mắt chong chân bước”.

Đó là tiếng lòng, tiếng lòng thật sự của lớp người cùng thế hệ với Xuân Diệu. Họ “Nhận đường” (Nguyễn Đình Thi) với tâm thế “... Còn cái lớn lao chung: Ấy là dân tộc” để vượt qua mọi khó khăn thử thách “Tất cả cho kháng chiến, tất cả cho dân tộc”.

Thời mà mỗi công dân, từ em bé “Trẻ thơ mà đã ngang tầm nước non” cho đến cụ già “Ngực phanh mũi súng tra đòn chẳng nao” (Thơ Tố Hữu), bởi hình ảnh Tổ quốc và Nhân Dân luôn choáng ngợp trong tim. Chẳng cần thề, họ vẫn sẵn sàng xả thân vì đất nước.

Cũng chưa lâu đâu. Nhớ lại mùa đại dịch covid-19 cách đây vài năm. Đồng bào, đất nước chìm trong cơn bĩ cực. Sinh mạng con người bị đe dọa bởi con vi rút quái ác. Biết bao người dân đã chia sẻ từng cân gạo, quả trứng, mớ rau vì nghĩa đồng bào cho vùng dịch hay khu cách ly. Bao nhân viên y tế nơi tuyến đầu ngày đêm vật lộn, đối mặt với dịch bệnh hiểm nguy để cứu người. Bao chiến sĩ quân đội, công an,… không quản nắng mưa, gian khổ đồng hành cùng người dân chiến thắng dịch bệnh. Trong trái tim họ luôn có hình Đất Nước, Nhân Dân.

*

Bây giờ thì…

Có người mượn thơ Xuân Diệu mà nói với đồng bào, rằng “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao”. Lúc ấy, mọi người ai cũng cảm thấy hình như lòng mình có chút rung rinh bởi đó là “của hiếm” giữa thời buổi thật giả bất phân. Họ thề thốt bằng những lời to tát, dõng dạc.

Vậy mà, đùng một cái, nửa chừng “trâm gãy, bình rơi”. Họ lũ lượt dắt díu nhau ra đi sau khi đã gây ra bao phiền toái cho dân cho nước. Đi về vỏ bọc của riêng mình, nơi “hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp” (Chế Lan Viên) với giấc mơ to đè nát tâm hồn… hèn.

Họ có tất cả. Bằng cấp, học vị, địa vị, danh vọng. Nhưng có một thứ vô giá mà họ không có, dù vẫn cố tỏ ra “tôi cùng…, tôi cùng…”. Đó là Tổ quốc và Nhân Dân. Bởi nếu thực sự cùng thế này, cùng thế nọ thì tại sao đến một lời xin lỗi Dân – Nước (dù chỉ là hình thức) trước khi về chốn bồng lai riêng tư mà họ cũng cố tình lơ đi?

27/4/2024
Nguyễn Duy Xuân


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
Ngày sinh Bác Hồ
134 NĂM
NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2024)

 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Luong truy cap
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay22,695
  • Tháng hiện tại247,997
  • Tổng lượt truy cập55,439,458
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây