75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội ta

Thứ ba - 05/01/2021 19:20
Cách đây 75 năm, ngày 6-1-1946, diễn ra sự kiện trọng đại: Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I - cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay từ khi mới ra đời, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gấp rút chuẩn bị công tác bầu cử trên cơ sở nghị quyết của Quốc dân Đại hội Tân Trào.
 
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14; hơn một tháng sau, ngày 17 tháng 10, Người lại ký tiếp Sắc lệnh số 51 về tổ chức Tổng tuyển cử.

Dù thời gian chuẩn bị chỉ trong ba tháng lại gặp phải nhiều trở ngại do sự phản đối của các đảng phái, lực lượng đối lập với Việt Minh và tình hình chiến sự ở nhiều nơi nhưng cuộc Tổng tuyển cử vẫn diễn ra và thành công tốt đẹp tại 71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và lựa chọn được 333 đại biểu cho Quốc hội khóa I.



Người dân đi bỏ phiếu trong ngày 6-1-1946

Đó là thành quả vĩ đại của nhà nước dân chủ nhân dân còn non trẻ. Nên nhớ, ở thời điểm đó, dân ta vừa mới thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc, phong kiến; 95% dân số mù chữ; ngân khố trống rỗng; thù trong giặc ngoài đe dọa nền độc lập còn trong trứng nước.

Để có được thành quả ấy, dân ta đã phải đánh đổi biết bao xương máu trong suốt gần 100 năm đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ. Ngay trong những ngày vận động bầu cử và tiến hành bầu cử, hàng chục cán bộ cách mạng và người dân đã ngã xuống vì lá phiếu của nền tự do dân chủ.

Có thể nói, Quốc hội khóa I là quốc hội ra đời trong khói lửa của cuộc đấu tranh cách mạng đầy thử thách ác liệt để rồi làm nên một quốc hội vừa là biểu tượng của tự do, dân chủ vừa là biểu tượng của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thể hiện ý chí, khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ĐBQH khóa I đến khóa VII, nhận định: “Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam ta sau khi là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công, trở thành dân tộc đầu tiên thiết lập Nhà nước có thể chế chính trị với hình thức dân chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu…”.[1]

Tại cuộc gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946 - 6/1/2021), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên bốn bài học kinh nghiệm quý báu từ thành công của cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I: Xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; tinh thần làm chủ của nhân dân trong công tác kiến quốc, lôi cuốn nhân dân tham gia công việc của Nhà nước, kể cả người ứng cử lẫn người đi bầu; bảo đảm quyền tự do bầu cử với những quy định linh động, sáng tạo; bảo đảm vận động bầu cử dân chủ và thực chất để tìm người có đức, có tài, gánh vác việc nước.[2]

75 năm qua, Quốc hội nước ta đã trải qua 14 nhiệm kỳ hoạt động. Trong suốt chặng đường ¾ thế kỷ đó, Quốc hội luôn xứng đáng với vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. “Quốc hội ta là tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết của toàn dân, cho chí khí quật cường của dân tộc, cho quyết tâm độc lập, thống nhất của toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam..." (Hồ Chí Minh).[3]

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Quốc hội không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm phát huy vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, từng bước hoàn thiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, tăng cường pháp chế và hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước.

Chúng ta vừa bước sang những ngày đầu tiên của năm 2021 – năm ghi dấu hai sự kiện trọng đại của đất nước: Đại hội lần thứ XIII của Đảng và bầu cử Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2025.

Nhân dân kỳ vọng, kỳ bầu cử Quốc hội khóa tới sẽ lựa chọn được những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tiếp nối truyền thống vẻ vang của Quốc hội từ những ngày đầu khói lửa của cách mạng.

75 năm đã qua nhưng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu của Quốc hội nước Việt Nam mới vẫn còn nguyên giá trị: "Quốc hội đoàn kết nhất trí, toàn dân đoàn kết nhất trí, thì khó khăn nào chúng ta cũng khắc phục được và thắng lợi nhất định về tay ta...".[4]

04-1-2021
Nguyễn Duy Xuân
Nguồn tham khảo:

[1]. http://quochoi.vn/70qhvn/tintuc/pages/home.aspx?itemID=30933
[2]. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bai-hoc-quy-ve-lua-chon-hien-tai-dai-dien-cho-nhan-dan-702540.html
[3]. "60 năm Quốc hội Việt Nam", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
[4]. Lời phát biểu tại Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá I, kỳ họp thứ sáu; Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.8, tr.287, 289.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Gạc Ma
CÁC ANH SỐNG MÃI TRONG LÒNG NHÂN DÂN
 
45 năm chiến tranh biên giới
45 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
17/2/1979


 
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập378
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm365
  • Hôm nay28,087
  • Tháng hiện tại669,279
  • Tổng lượt truy cập53,970,328
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây