Sách Lịch sử 12 viết về chiến tranh Biên giới phía Bắc 17/2/1979 chưa trọn 10 dòng

Thứ sáu - 16/02/2024 22:04
Điều khó hiểu là, mặc dù Hội thảo đã "khẳng định sự cần thiết giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đặc biệt trong hệ thống giáo dục phổ thông" nhưng từ đó đến nay, đã 5 năm trôi qua, chủ trương này hầu như vẫn dẫm chân tại chỗ.


Cách đây 5 năm, ngày 15/02/2019, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại (1979-2019)”.

Hội thảo là dịp để nhìn lại sự kiện lịch sử không thể nào quên diễn ra cách đây 40 năm một cách trung thực, khách quan.

60 tham luận gửi tới Hội thảo, trong đó có 10 tham luận và 3 ý kiến phát biểu tại Hội thảo tập trung vào những vấn đề cơ bản, trong đó khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Các tham luận và ý kiến phát biểu đã tập trung làm rõ các nội dung:

- Bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến sự kiện ngày 17-02-1979 Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới nước ta; khẳng định tính chính nghĩa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới quốc gia, tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc của quân và dân ta.

- Tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đối với cán bộ, chiến sĩ, quân và dân ta đã đóng góp công sức và xương máu cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới; khẳng định Đảng và Nhà nước ta, dù còn nhiều khó khăn nhưng đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đền ơn đáp nghĩa, tri ân,…

- Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, cho đến tận ngày nay tình trạng ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ vẫn còn rất phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực biên giới; nêu lên những bài học kinh nghiệm, đồng thời, khẳng định sự cần thiết giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đặc biệt trong hệ thống giáo dục phổ thông.

- Hội thảo cũng góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần “Gác lại quá khứ hướng tới tương lai”; những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc./.

Điều khó hiểu là, mặc dù Hội thảo đã "khẳng định sự cần thiết giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đặc biệt trong hệ thống giáo dục phổ thông" nhưng từ đó đến nay, đã 5 năm trôi qua, chủ trương này hầu như vẫn dẫm chân tại chỗ.

Mới đây nhất, nhân kỉ niệm 45 năm cuộc chiến, chúng tôi làm cuộc khảo sát nho nhỏ thì thấy, nội dung viết về cuộc chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược diễn ra hồi tháng 2/1979 của sách Lịch sử 12 (NXB Giáo dục xuất bản quí I/2023, trang 207) rất sơ sài (hình như còn bị rút ngắn hơn so với những lần xuất bản trước đây).

Vài hình ảnh chụp từ văn bản sách Lịch sử 12, NXB Giáo dục, 2023:


Nội dung viết về cuộc chiến Biên giới phía Bắc tháng 2/1979 chỉ có 10 dòng.





Nguyễn Duy Xuân
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
CM tháng 8 và QK 2/9
79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8
& QUỐC KHÁNH 2/9
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay41,537
  • Tháng hiện tại221,859
  • Tổng lượt truy cập60,105,666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây