Kể chuyện làng (3): Trâu làng ta

Thứ tư - 03/08/2022 20:02
Chiều chiều lên bờ đê, ngắm cảnh bãi sông, nhìn từng đàn trâu sau một ngày kiếm ăn ngoài bãi, đủng đỉnh về đầm mình dưới hồ nước cách chân đê một đám ruộng. Khi hoàng hôn buông xuống, chúng lại nối đuôi nhau, lừng lững từng bước một, nặng nhọc vượt đê về chuồng.
Chiều trên đê: Dắt trâu về chuồng. Ảnh NDN
Chiều trên đê: Dắt trâu về chuồng. Ảnh NDN

(Đoản văn, Nguyễn Duy Xuân)

Bây giờ đã cuối tháng Sáu âm lịch. Lạc, ngô, đậu, vừng,… vừa thu hoạch xong. Bãi sông tạm “nghỉ ngơi” cho đến tháng mười, tháng mười một ta. Cỏ lác mọc đầy khiến cả một vùng soi bãi mênh mông trở nên hoang dại.

Vài chục năm nay, bãi sông không còn được bồi đắp bằng nguồn dinh dưỡng vô tận là phù sa do những trận lụt mang về hằng năm. Bao nhiêu là đập thủy điện chặn dòng nước từ phía thượng nguồn sông Lam. Thảng hoặc mới có một cơn lũ, ấy là khi người ta xả đập, nhưng con nước về cũng chỉ đủ lắp xắp bờ bãi.

Không còn phù sa màu mỡ để có thể gieo trồng hai ba vụ, bãi sông giờ gánh thêm chức năng phụ, trở thành bãi cỏ tự nhiên phục vụ chăn nuôi gia súc. Những năm gần đây, nghề nuôi trâu phát triển. Hầu như nhà nào cũng có, ít thì một con làm vốn, nhiều thì bốn năm con. Đời sống nhà nông nhờ thế cũng được cải thiện phần nào.

Chiều chiều lên bờ đê, ngắm cảnh bãi sông, nhìn từng đàn trâu sau một ngày kiếm ăn ngoài bãi, đủng đỉnh về đầm mình dưới hồ nước cách chân đê một đám ruộng. Khi hoàng hôn buông xuống, chúng lại nối đuôi nhau, lừng lững từng bước một, nặng nhọc vượt đê về chuồng.



Hồ trâu đầm và cây bạch đàn cô đơn. Ảnh NDX.


Trâu về chuồng. Ảnh NDX.

Hình ảnh đó cứ ám ảnh tôi, để rồi một chiều, khi hoàng hôn vừa buông xuống, ngồi trên bờ đê nhìn toàn cảnh bãi sông, cảm xúc vụt đến, ý thơ bật ra một định nghĩa mới: “Tổ quốc/Là dốc đê chiều trâu đủng đỉnh về thôn/Là lối mòn ra bãi sông phù sa khô cong như bánh tráng/Là cây bạch đàn mấy chục năm cô đơn bên bờ Vụng/Buổi trưa hè lũ trẻ nhảy ùm xuống tắm/Đội nắng trên đầu bằng chiếc lá sen xanh/Là dòng Lam nước không bao giờ cạn/Bao đời nay thỏa cơn khát quê mình”.

“Cơn khát quê mình”. Đâu chỉ là cơn khát hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này.

Sau hai năm đại dịch, nguồn tiêu thụ trâu chững lại bởi chính sách “zê rô” cô vít của ông bạn “vàng” láng giềng “môi hở răng lạnh”. Người nuôi trâu lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan. Trâu đến kỳ xuất chuồng mà chẳng thấy bóng thương lái đâu. Thế là đành ngậm ngùi nuôi báo cô một lúc mấy chú trâu trong nhà.

Cuộc sống nhà nông hậu cô vít vốn đã khó lại càng khó thêm.

(Còn tiếp)

Tháng 7/2022
Nguyễn Duy Xuân


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Luong truy cap
20/11
NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11
VÌ MỘT NỀN GIÁO DỤC
NHÂN BẢN - DÂN TỘC - KHAI PHÓNG
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay39,293
  • Tháng hiện tại82,785
  • Tổng lượt truy cập62,153,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây