Về cuốn sách "bắt lỗi" Nhà giáo Nguyễn Lân: Liên tưởng và suy diễn liệu có đúng?

Chủ nhật - 10/09/2017 14:05
Cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu của Hoàng Tuấn Công trở thành một hiện tượng ngôn ngữ có nhiều quan điểm trái chiều. Infonet giới thiệu thêm bài viết của PGS.TS Lê Đức Luận Khoa Ngữ Văn ĐHSP-ĐHĐN về cuốn sách này.
Hoàng Tuấn Công (HTC) khi phân tích một câu tục ngữ thành ngữ nào đó đã đưa ra những liên tưởng và suy diễn để chứng minh ý kiến của mình là đúng và các ý kiến khác là sai. Liệu những liên tưởng của anh có đúng?

“Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”

Câu tục ngữ này các nhà khảo cứu “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” về cơ bản là thống nhất nghĩa của câu tục ngữ này: “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, nhóm Vũ Dung giải thích: “Vắng chủ nhà gà sục niêu tôm. x. Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm (vọc: thò tay, chân vào vào quấy, bới) không người cai quản, dễ làm bậy, tha hồ tự do thoải mái; Không người cầm chịch, quản lý, mọi việc đều lộn xộn lung tung”.
ADVERTISING

“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: “Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm (hoặc gà mọc đuôi tôm) Chê những kẻ làm liều khi không có người cai quản”. “Thành ngữ tục ngữ lược giải” của Nguyễn Trần Trụ: “Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm: Chủ nhà đi vắng thì việc trông coi cửa nhà sơ sót khiến cho gà vào tận trong nhà vọ niêu tôm mà ăn. Ý nói chủ nhà đi vắng thì đầy tớ, người trong nhà làm càn, phá phách”.

HTC bình chữ "vọc" lại hoàn toàn không miêu tả động tác mổ, bới của con gà. Người ta chỉ nói "chuột vọc”. Anh cho rằng câu tục ngữ không miêu tả hành động mổ, bới của con gà mà người ta chỉ nói "chuột vọc”.

Thực ra chuột cũng đâu có “vọc” mà nó là loài gậm nhấm thì chỉ có cắn thôi. Dùng từ “vọc” là biện pháp nhân hóa để nói về sự tìm kiếm, phá phách của gà khi vắng chủ nhà. HTC cho rằng, hình thức đúng của câu tục ngữ vẫn là “Vắng chủ nhà; gà mọc đuôi tôm” và suy diễn rằng câu “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”, bị hiểu lầm có mối quan hệ nhân quả theo kiểu: “Vắng chủ nhà, (thì, nên) gà bới bếp”.

Tuy nhiên, câu tục ngữ đang xét lại có mối quan hệ so sánh: bọn trẻ vắng chủ nhà cũng giống như lũ gà con mọc đuôi tôm. Rồi tác giả kết luận:"Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" được diễn giải: Tình trạng vắng chủ nhà (thì cũng giống như) gà (giai đoạn) mọc đuôi tôm, và hiểu là: Trẻ con phá phách nghịch ngợm nhất là lúc vắng chủ nhà, bố mẹ; gà con hiếu động, quấy phá nhất là lúc mọc đuôi tôm, tách mẹ.

Đúng là HTC giỏi liên tưởng, nếu như theo anh nghĩ thì câu tục ngữ phải là “Trẻ vắng chủ nhà /(như) gà mọc đuôi tôm”.
Tôi thống nhất với cách hiểu của các nhà khảo cứu “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” rằng "Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" không đúng. Gà mọc đuôi tôm là gà mọc cụm lông trên cuối phần thân như đuôi con tôm. Thực ra thì có chủ hoặc vắng chủ, gà vẫn cứ mọc đuôi tôm vì đó là sự phát triển bình thường của gà con mới bắt đầu dấu hiệu trưởng thành. Vì thế câu tục ngữ này chả có ý nhân sinh gì cả.

“Từ điển tục ngữ Việt” của Nguyễn Đức Dương cũng nghi ngờ nên chú thích: "Chắc là vọc niêu chứ chẳng phải mọc đuôi, nhưng đã bị chép lầm". Bản đúng là "Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm". Chủ nhà vắng, chả có ai coi ngó nên gà mặc sức tung hoành. Ngày xưa, có nhà đóng cửa, có nhà không nên khi không có người, gà mặc sức vào nhà, nhảy lên mọi chỗ để tìm thức ăn. Nơi gà thường vào phá nhất là bếp vì bếp có các nồi niêu, chỗ có thức ăn để bươi kiếm mồi. Tại sao lại nói “vọc niêu tôm” mà không nói “vọc niêu cơm”.
Ads by AdAsia

Thứ nhất thì thực tế cơm thường ăn hết từng bữa nhưng thức ăn thì có thể nấu cho cả ngày nên còn trong niêu, gà nhảy lên vọc. Tuy nhiên quan trọng hơn ở chỗ, thức ăn mà gà muốn tìm là gạo cơm chứ không phải tôm. Tôm không phải là món khoải khẩu, có khi gà không ăn tôm nhưng bất kể là gì, gà cứ thấy là bươi quào. Sự phá phách đó có thể không mang lại lợi ích thiết thực nhưng lại thỏa mãn sự khám phá, thể hiện của chúng.

Nghĩa hàm ngôn của câu tục ngữ này là trong một cơ quan, tổ chức, khi thủ trưởng đi vắng, cấp dưới, nhân viên tận dụng cơ hội không có người quản lí, kiểm soát đã lộng quyền, tự ý làm những việc theo ý thích chủ quan của mình mà hậu quả là ảnh hưởng đến kế hoạch, quy tắc của cơ quan.

Một ý mở rộng hơn là chủ ở đây không chỉ đơn giản là chủ nhân mà chủ một quan điểm, một quyền lực, một triết lí lãnh đạo. Có những tổ chức có chủ, thủ trưởng nhưng năng lực kém, không thể làm thủ lĩnh được, không kiểm soát được cấp dưới, bị cấp dưới qua mặt, lộng quyền gây nên những tác hại nhất định. Như vậy, người lãnh đạo bất tài thì có chủ cũng như không. Cho nên tác hại của vắng chủ chỉ là tạm thời nhưng không có chủ theo nghĩa triết học thì vô cùng lớn.

Trở lại câu “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào”

Vì cố tình chứng minh ông Nguyễn Lân (NL) phân tích chưa rốt ráo, còn diễn xuôi mà HTC đã đưa ra một số câu ca dao, thành ngữ chứng minh rồi cho rằng câu tục ngữ này đồng nghĩa với câu “Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào” là đồng nghĩa.

HTC hoàn toàn sai, ghét và giận là hai trạng thái khác hẳn nhau. Đã ghét là khó sống với nhau, thậm chí có khả năng chia lìa, ca dao có câu ý này: “Yêu nhau xa mấy cũng gần, Ghét nhau cách một bài chân cũng lìa”. Còn giận nhau trong đó có vợ chồng là chuyện thường xảy xa, không có gì nghiêm trọng nên dân gian khuyên “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê” và “Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười hớn hở rằng: Anh giận gì”.

Như vậy, nghĩa của câu tục ngữ mà HTC bình chỉ đúng với câu “Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào” chứ không đúng với câu “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào”. Tôi không muốn dài dòng nhưng có bạn chưa hiểu nên ở bài này tôi phân tích thêm cho rõ và tôi khẳng định ông NL đúng.

“Chồng ăn chả, vợ ăn nem”

Ông NL bình: Nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình. HTC bình: Chưa chính xác. Dân gian không có ý nói chung chung như vậy. Đây còn ám chỉ cả tình trạng hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm, đi theo sở thích của mình. Chả và nem là hai món ăn đều khoái khẩu. Tục ngữ có câu: Chồng ăn chả, vợ ăn nem, Đứa ở có thèm mua lấy mà ăn.
Trước hết là nghĩa hiển ngôn (nghĩa đen), “nem” và “chả” là hai món ăn ngon, món khoái khẩu tương đương nhau. Vì là món ngon nên khá tốn kém, gia đình nghèo thì món chả nem là món sang trọng mà ăn nhiều có thể phung phí. Chồng ăn chả, vợ thấy thế tức tối cũng ăn nem cho xứng, cho bõ ghét.

Tuy nhiên, dù nó ngon như nhau nhưng sở thích mỗi người khác nhau, có thể chồng thích ăn chả nhưng vợ lại thích ăn nem. Hai người không thống nhất trong các món ăn uống, trong cách xử lí công việc, mỗi người một sở thích, mỗi người một ý, “ông chẳng bà chuộc” khiến gia đình không hòa thuận. Các ý này đều dẫn đến ý nghĩa mà ông NL bình “Nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình” theo tôi là hợp lí, là đúng.
HTC bình “ám chỉ cả tình trạng hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm, đi theo sở thích của mình”. Ý HTC nêu lên không có cơ sở cho quan hệ vợ chồng ngày xưa. Vợ ngày xưa bị lệ thuộc vào gia đình chồng, dù chồng làm gì cũng không dám phản đối mạnh, huống hồ gì là lén lút đi ngoại tình. Người chồng thích cô nào, có quyền lấy vợ lẻ đàng hoàng, sợ gì mà phải vụng trộm.

Vì thế mà dân gian chỉ dùng từ “ngoại tình” cho phụ nữ mà không dùng ngoại tình cho đàn ông. Dù cho chồng có vụng trộm với cô nào mà vợ biết được thì cũng chỉ nhờ đánh ghen, nhờ gia đình chồng can thiệp chứ chuyện đi ngoại tình cho tương xứng, cho bõ ghét là hiếm, khó xẩy ra. Ý HTC nêu ra có thể là ý nghĩa phát sinh trong xã hội hiện đại sau này mà thôi. Đây là ý không phải cơ bản mà ý của ông NL mới là chủ đạo.

PGS.TS. Lê Đức Luận
Nguồn http://infonet.vn/ve-cuon-sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-lien-tuong-va-suy-dien-lieu-co-dung-post236453.info

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

MỜI QUẢNG CÁO
MỜI QUẢNG CÁO
17/2/1979
44 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
17/2/1979 - 17/2/2023
35 năm Gạc Ma
35 năm vụ thảm sát Gạc Ma
Tháng Ba đau một niềm tin
bất tử!
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Luong truy cap
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay15,583
  • Tháng hiện tại389,035
  • Tổng lượt truy cập45,014,368
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây