Các kỳ đại hội thi đua yêu nước

Chủ nhật - 11/06/2023 16:28
Nhân kỉ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023), chúng tôi xin điểm lại những dấu mốc quan trọng của 10 kỳ đại hội thi đua yêu nước.

75 năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc (11/6/1948), phong trào thi đua yêu nước diễn ra sôi nổi khắp toàn quốc, ăn sâu, lan rộng, thu hút tầng tầng, lớp lớp nhân dân tham gia; tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; từng bước xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhân kỉ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023), chúng tôi xin điểm lại những dấu mốc quan trọng của 10 kỳ đại hội thi đua yêu nước.

Đại hội lần thứ I, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 5 tại chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự.
Tham gia Đại hội có 154 đại biểu với đủ các thành phần: nông dân, công nhân, trí thức, cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại hội đã tuyên dương 07 Anh hùng là Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Giáp Văn Khương, Quang Vinh. 23 chiến sĩ xuất sắc được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

Đại hội lần thứ II, diễn ra từ ngày 7 đến 8/7/1958 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự Đại hội.
Đại hội tuyên dương 26 Anh hùng Lao động và đề nghị Nhà nước tặng 618 Huân chương Lao động các hạng. Các anh hùng tiêu biểu: Lê Minh Đức, Trưởng ban sửa và chữa máy đun dầu máy xe lửa Hà Nội; Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ “Lương y như từ mẫu”; Trịnh Xuân Bái, Tổ trưởng Tổ đổ công (Thanh Hóa),..

Đại hội lần thứ III, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4 đến 6/5/1962. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự Đại hội.
Đại hội tuyên dương 45 Anh hùng Lao động, 985 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 267 đơn vị tiên tiến, tổ, đội lao động Xã hội chủ nghĩa, đề nghị Nhà nước tặng thưởng 594 Huân chương Lao động, 27 Huân chương Chiến công các hạng. Một số cá nhân tiêu biểu như Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng; bác sĩ Lương Định Của; tài xế xe lửa Lý Văn Du,…

Đại hội lần thứ IV, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 7/1/1967 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội.
Đại hội tuyên dương 45 tập thể và 111 cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có 29 Anh hùng là công nhân, 21 Anh hùng là nông dân, 4 Anh hùng là trí thức, 40 Anh hùng là thanh niên, 17 Anh hùng là phụ nữ, có 3 Anh hùng là phụ lão và 14 Anh hùng thuộc các dân tộc ít người.

Đại hội lần thứ V, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 17/1/1986 tại Hà Nội sau ngày đất nước thống nhất.
Đại hội có 218 đơn vị và tập thể Anh hùng, 126 cá nhân Anh hùng và 223 Chiến sĩ thi đua toàn quốc thuộc đủ các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi, các địa phương, miền xuôi và miền ngược.

Đại hội lần thứ VI, diễn ra từ ngày 21 đến 24/11/2000 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
Đại hội có 407 tập thể và cá nhân Anh hùng, 298 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 195 điển hình tiên tiến. Một số Anh hùng tiêu biểu trong thời kỳ này: Anh hùng Hồ Giáo, Anh hùng Đào Thế Tuấn, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga; Anh hùng Lao động Nguyễn Tài Thu,…

Đại hội lần thứ VII, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6/10/2005, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
Đại hội có 1160 đại biểu chính thức, được lựa chọn từ các Hội nghị điển hình tiên tiến và Đại hội thi đua của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong cả nước. Trong đó, có 87 Anh hùng và đại diện 241 tập thể Anh hùng; 122 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 10 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Đại hội lần thứ VIII, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28/12/2010, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Trong số 1.500 đại biểu chính thức có 338 đại biểu là đại diện các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; hơn 1000 điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực đời sống, xã hội: đại biểu người dân tộc tiêu biểu, đại biểu tiêu biểu cho tài năng trẻ, công nhân, nông dân, trí thức,… đại biểu tiêu biểu trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Đại hội lần thứ IX, diễn ra từ ngày 6 - 7/12/2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề “ Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong số 1.800 đại biểu chính thức có 167 đại biểu là đại diện tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới giai đoạn 2011-2015. 102 đại biểu là “Chiến sĩ thi đua toàn quốc".

Đại hội lần thứ X, diễn ra trong 2 ngày, ngày 9 và 10/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đại hội quy tụ 2.020 đại biểu chính thức. Con số 2.020 mang ý nghĩa đánh dấu năm 2020, một năm đặc biệt, không chỉ tổng kết phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua mà còn tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong 35 năm sau đổi mới.

Trong 5 năm, Nhà nước đã khen tặng 343.727 huân, huy chương; 25.920 danh hiệu vinh dự Nhà nước; 28 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 73 Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; 308 Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh và 380 Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

6/6/2023
Nguyễn Duy Xuân


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
20/11
NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11
VÌ MỘT NỀN GIÁO DỤC
NHÂN BẢN - DÂN TỘC - KHAI PHÓNG
Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay42,601
  • Tháng hiện tại115,504
  • Tổng lượt truy cập62,186,157
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây