Chiếc thẻ ATM qua lời kể của Thượng tọa Thích Chân Quang: Chuyện hoang đường, nhảm nhí

Thứ ba - 18/06/2024 21:29
Câu chuyện về chiếc thẻ ATM được Thượng toạ Thích Chân Quang (người góp 80% cổ phần tại Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang) hư cấu quá đà tới huyễn hoặc, hoang đường, có dấu hiệu mê tín dị đoan.
Thích Chân Quang (Vương Tấn Việt)
Thích Chân Quang (Vương Tấn Việt)

Gần đây, cộng đồng mạng xã hội “đào lại” đoạn video Thượng tọa Thích Chân Quang kể câu chuyện khó tin tìm lại thẻ ATM một cách thần kỳ.

Lời kể của Thượng tọa Thích Chân Quang cho biết, có 1 người làm cán bộ rất “mộ đạo”, thường hay rút tiền bằng thẻ ATM. Một hôm thấy trong chùa cần một số việc nên đã dùng thẻ ATM để rút tiền, nhưng rút được 6 triệu thì bị máy nuốt thẻ ATM. Do rút tiền để cúng chùa nên người này đã bỏ luôn thẻ ATM. Một thời gian sau tự nhiên thấy thẻ ATM đó nằm trong ví của mình?

Thượng tọa Thích Chân Quang giải thích, đấy là do vị Hộ pháp thấy người cán bộ này có lòng thành tâm với chùa nên đã lấy lại thẻ ATM và bỏ lại ví cho người này.

Đây có thể nói là câu chuyện hoang đường, nhảm nhí không thể có thật. Tuy nhiên, qua lời kể từ Thượng tọa Thích Chân Quang - một vị tu sỹ thường xuyên giảng giải phật pháp cho hàng nghìn phật tử đã khiến nhiều người “vỗ tay” hoan hỷ tán dương và tin tưởng vào câu chuyện này.

Ngoài câu chuyện "thần kỳ thẻ ATM", thời gian gần đây, dư luận xôn xao về nhiều phát ngôn của Thượng tọa Thích Chân Quang. Đa số các tranh luận hướng tới những lý giải về nhân quả mà Thượng tọa Thích Chân Quang đã giảng trong nhiều chủ đề, ở nhiều đạo tràng thính pháp khác nhau. Đó có thể là tuyên bố về "quả" xấu của hát karaoke, tuổi trẻ đi du lịch, cúng dường...

Chính điều này, mới đây, ngày 7/6 thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) cho biết, cơ quan này đã có văn bản đề nghị Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc với Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, nhằm thẩm tra, rà soát, xác minh những phát ngôn, thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang đang bị dư luận phản ánh.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị rà soát, thẩm tra và xác minh, trong trường hợp nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm minh.
------

Thượng tọa Thích Chân Quang tên thật là Vương Tấn Việt, sinh năm 1959, là một nhà sư Phật giáo người Việt Nam. Ông hiện là trụ trì tại chùa Phật Quang ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đây Thượng tọa Thích Chân Quang còn đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng ban Kinh tế Tài chính trung ương thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay ông không còn tham gia các ban ngành của Trung ương giáo hội cũng như Ban Trị sự địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thượng tọa Thích Chân Quang được biết đến là người yêu âm nhác và đã sáng tác nhiều ca khúc. Năm 2022, ông còn được Trường Đại học Luật Hà Nội trao bằng Tiến sĩ ngành Luật.

Vũ Hạ (Báo Công thương: https://congthuong.vn/chiec-the-atm-qua-loi-ke-cua-thuong-toa-thich-chan-quang-chuyen-hoang-duong-nham-nhi-326293.html)


Cũng theo báo Công thương, ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) góp tới 80% vốn điều lệ vào doanh nghiệp liên kết xuất bản “CD lợi ích của người biết tin nhân quả”.

Cụ thể, ngày 5/7/2019, bà Đinh Thị Thanh Thuỷ, khi đó là Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã ký ban hành Quyết định số 724/QĐ-TTTPHCM-2019, quyết định xuất bản xuất bản phẩm có tên “CD Lợi ích của người biết tin nhân quả”, của tác giả - dịch giả Thượng tọa Thích Chân Quang.

Xuất bản phẩm này được biên tập bởi Biên tập viên Trần Thị Anh; đối tác liên kết xuất bản là Công ty TNHH Văn hoá Pháp Quang; số lượng in 1.000 bản; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-58-9510-8; xuất bản phẩm cũng được in luôn tại Công ty TNHH Văn hoá Pháp Quang.

Tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương cho thấy, Công ty TNHH Văn hóa Pháp Quang được thành lập từ tháng 7/2004, đặt trụ sở tại số 28 Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là “nhân bản, sao chép băng đĩa”.

Lần theo thông tin doanh nghiệp này, phóng viên Báo Công Thương phát hiện sự thật khá bất ngờ. Cụ thể, theo đăng ký thay đổi ngày 13/09/2016, danh sách thành viên góp vốn thành lập Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang gồm: Ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang), ông Phan Văn Phước, và ông Lê Nhật Tân.

Trong đó, Thượng tọa Thích Chân Quang đăng ký góp 2,4 tỷ đồng để sở hữu 80% vốn điều lệ, ông Phan Văn Phước và ông Lê Nhật Tân mỗi cá nhân đăng ký góp 300 triệu đồng, qua đó mỗi người sở hữu 10% vốn điều lệ.

Từ năm 2016 đến năm 2022 doanh nghiệp này nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, trong đó chủ yếu thay đổi các thành viên góp vốn. Tuy nhiên riêng Thượng Tọa Thích Chân Quang vẫn luôn giữ vững tỷ lệ góp vốn là 2,4 tỷ đồng không thay đổi.

Nguồn https://congthuong.vn/thuong-toa-thich-chan-quang-gop-80-von-vao-cong-ty-xuat-ban-cd-huyen-hoac-326899.html

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
CM tháng 8 và QK 2/9
79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8
& QUỐC KHÁNH 2/9
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay29,642
  • Tháng hiện tại449,333
  • Tổng lượt truy cập60,333,140
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây